Suốt 15 năm qua, người đàn ông gần 70 tuổi vẫn cần mẫn đi nhặt rác trên chiếc thuyền nhỏ.
Từ khi sinh ra, ông NS Rajappan (sống ở Ấn Độ) bị liệt 2 chân nên không thể chạy nhảy, đi lại bình thường như bạn bè cùng trang lứa.
Mặc dù, số phận kém may mắn nhưng suốt 15 năm qua ông vẫn thầm lặng chèo thuyền đi nhặt rác, chai nhựa trên hồ Vembanad (Kerala, Ấn Độ).
![]() |
Hình ảnh được anh chàng Nandu chụp đã khiến cho cư dân mạng xúc động, nhiều tấm lòng ủng hộ vật chất, tinh thần cho ông cụ. |
Chia sẻ với báo chí, ông NS Rajappan cho hay, công việc này không kiếm được nhiều tiền, nhưng hi vọng sẽ giúp mọi người nhận thấy rác thải nhựa nguy hiểm như thế nào với ao, hồ, sông ngòi.
Hình ảnh ông NS Rajappan làm công việc tràn đầy ý nghĩa đã được nhiếp ảnh gia trẻ tên là Nandu chụp lại và truyền cảm hứng cho những người khác trong việc bảo vệ hành tinh xanh.
Bức ảnh được đăng tải lên mạng xã hội thu hút sự chú ý của công chúng, nhiều phóng viên các tờ báo địa phương tìm đến xin phỏng vấn.
Ông NS Rajappan mong muốn có chiếc thuyền lớn hơn để có thể đi nhiều nơi thu gom các chai nhựa. Sau khi thu gom xong, ông sẽ lau khô, sắp gọn gàng vào bao tải. Cứ 2-3 tháng/lần, cơ quan thu gom nhựa của địa phương sẽ đến lấy.
Hiện, cụ ông này sống trong một căn nhà xập xệ do chịu ảnh hưởng sau một cơn bão cách đây 2 năm. Dẫu việc di chuyển khó khăn, nhưng suốt mấy chục năm, ông NS Rajappan vẫn chăm chỉ làm các công việc phù hợp vì sức khỏe không cho phép.
![]() |
Hành động của cụ ông gần 70 tuổi đã góp phần bảo vệ môi trường sống thoát khỏi rác thải nhựa. |
Việc làm ý nghĩa đã vượt qua khỏi ranh giới của một vùng quê, thủ tướng Ấn Độ đã lên tiếng khen ngợi ông NS Rajappan trong một chương trình phát thanh.
Cụ ông này cũng nhận được rất nhiều sự ủng hộ và giúp đỡ về mặt tinh thần cũng như vật chất. Có người bày tỏ mong muốn tặng một chiếc thuyền chạy bằng động cơ, có người đề nghị sẽ xây tặng một căn nhà mới cho ông, thậm chí có công ty cho biết sẽ tặng ông NS Rajappan chiếc xe lăn gắn động cơ... Mỗi món quà được xem là sự động viên, an ủi cho người đàn ông suốt nhiều năm góp phần bảo vệ môi trường.
Từ 2 người xa lạ, giờ đây Nandu và ông Rajappan trở thành bạn bè. Mỗi khi có dịp, chàng trai Nandu lại đến tận nhà chia sẻ những hình ảnh, video và tin tức viết về ông Rajappan. Sau khi được nhiều người biết đến, cụ ông gần 70 tuổi vẫn tiếp tục công việc nhặt rác nhựa bằng chiếc thuyền mới được mọi người tặng.
Theo Dân Trí
Mang theo những bao tải lớn, nhóm thanh niên mê xê dịch tự nguyện luồn rừng, treo mình trên vách núi để nhặt rác, chai nhựa… với hy vọng lan toả thông điệp bảo vệ cuộc sống xanh.
" alt=""/>Cụ ông bị liệt 2 chân, 15 năm nhặt rác và bức ảnh thay đổi cuộc đời![]() |
Những lời chỉ trích liên tục khiến bất cứ ai cũng cảm thấy bản thân không thể làm được điều gì đúng đắn và trẻ em là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương. Nếu cha mẹ mong đợi sự hoàn hảo từ con và thay vì khen ngợi lại luôn bị chê bai, chỉ trích sẽ khiến trẻ trở nên tự ti, chán nản.
2. Xung đột trong việc dạy con
Khi cha mẹ xung đột trong việc dạy con, sẽ khiến trẻ bối rối. Con sẽ kiến nghị với từng phụ huynh riêng lẻ cho đến khi nhận được câu trả lời chúng muốn. Con có thể cảm thấy bạn quá nghiêm khắc hoặc không công bằng khi so sánh với vợ/chồng của bạn. Điều này sẽ khiến chúng có hành động chống lại, phản kháng.
3. Cha mẹ không làm gương tốt
![]() |
Con sẽ nhanh chóng học theo hành vi xấu của cha mẹ. |
Con cái thường học tập những hành vi, cử chỉ của cha mẹ. Khi bạn nhìn thấy một người mẹ đang xếp hàng ở siêu thị hoặc đỗ xe ở điểm dành cho người khuyết tật, bạn sẽ biết rằng những đứa con của cô ấy cũng sẽ hành động như vậy. Vì vậy, cha mẹ nên có những hành vi chuẩn mực để trẻ noi theo.
4. Ra lệnh cho con mà không cần một lời giải thích
Tất cả chúng ta đều biết, các bậc cha mẹ nuôi dạy con như những người lính nhỏ. Bọn trẻ sẽ làm những gì chúng được bảo mà không hiểu tại sao. Những đứa trẻ này có thể nổi loạn vì chúng cảm thấy mình bị đối xử bất công.
Lời khuyên là bạn nên giải thích lý do tại sao con phải làm các việc như vậy. Lời giải thích dạy trẻ tự điều chỉnh hành vi. Khi lớn lên, trẻ có thể tự đưa ra các quyết định hợp lý cho bản thân.
5. Né tránh sự giúp đỡ của bác sĩ, chuyên gia
Tất nhiên, những cơn giận dữ là bình thường ở tuổi nhỏ. Nhưng nếu trẻ mất kiểm soát, chúng có thể đang bị rối loạn hành vi. Một số cha mẹ sẽ tìm lý do và bào chữa cho việc tại sao con họ cư xử không tốt.
Họ sẽ không bao giờ thừa nhận rằng con có vấn đề. Việc từ chối sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa hay chuyên gia chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Điều này khiến trẻ có thể có những hành vi sai thậm chí phạm tội trong tương lai.
6. Nói thay con
Cách nói thô lỗ của trẻ có thể được giải thích là do thiếu kỹ năng xã hội, điều này xảy ra khi cha mẹ luôn nói thay cho trẻ. Trẻ em sẽ học cách cư xử khi được đưa vào các tình huống giao tiếp với bên ngoài. Tự nói những điều đơn giản như giới thiệu bản thân hoặc nói "xin lỗi" và "cảm ơn" sẽ dạy cho trẻ phép lịch sự và cách giao tiếp với người khác.
7. Cười đùa khi trẻ cư xử không đúng mực
![]() |
Khi những đứa trẻ còn nhỏ, chúng ta thường không thể nhịn được cười khi chúng cư xử ngỗ ngược. Chúng ta biết rằng, khi trẻ em làm vẻ mặt cau có, tức giận, chúng thường trông rất buồn cười và đáng yêu.
Tuy nhiên, hãy cẩn thận, vì việc cười nhạo con có thể gây ra rắc rối trong tương lai. Trong những gia đình mà trẻ em bị chê cười, việc cư xử tồi tệ có thể trở thành một vấn đề khi trẻ lớn lên.
Ngọc Trang(Theo Bright side)
Cha mẹ nghiêm khắc con sẽ ngoan ngoãn; Khen ngợi giúp trẻ thông minh, chăm chỉ hơn; Trẻ con không hiểu được cảm xúc của người lớn… là những quan niệm sai lầm.
" alt=""/>Bảy lỗi sai nghiêm trọng của cha mẹ trong việc dạy conBài chia sẻ của người chồng.
Vậy nhưng tôi để ý khoảng 3 tháng trở lại đây vợ mình quản lý tiền bạc rất bất ổn. Bình thường tính vợ tôi cẩn thận lại lo xa, lúc nào em cũng sợ chồng con thiếu chất nên mâm cơm vợ nấu luôn đầy đặn thức ăn, ít cũng phải hai, ba món một bữa. Song thời gian này, bữa cơm của vợ tôi rất đơn giản, lượng thức ăn rút xuống gần như chỉ còn một nửa. Có hôm vợ còn chỉ làm vài quả trứng tráng với bát canh là xong bữa. Vấn đề ở chỗ, rõ ràng vợ giảm bớt rất nhiều khoản nhưng tháng nào em cũng giục tôi đưa thêm tiền. Đây là điều trước đây chưa từng có.
Đỉnh điểm là cách đây hơn tuần, tôi bất ngờ nhận được cuộc gọi từ cô giáo dạy thêm tiếng Anh của con gái lớn. Cô nhắc rằng đã 2 tháng gia đình chưa gửi học phí cho cô, tôi sững người vì tiền học của con xưa nay vợ luôn để riêng và chưa bao giờ nộp chậm. Hôm ấy tôi bực lắm, trong lòng nảy sinh đủ mọi nghi ngờ nghĩ chắc vợ lại giấu tiền làm điều gì mờ ám nên tài chính mới thâm hụt như vậy. Lập tức tôi lao xe về nhà tính hỏi em cho ra nhẽ nhưng tới nhà không thấy vợ đâu, vậy là tôi lục tung nhà tìm xem có bí mật nào cô ấy đang giấu giếm.
Kiếm các nơi không thấy gì, cho tới khi mở túi xách tay của vợ, tôi mới sững sờ thấy có tới chục tờ hóa đơn thanh toán viện phí, hóa đơn mua thuốc trong viện. Còn đang hoảng hồn không biết những giấy tờ đó là thế nào thì vợ tôi đi chợ về. Biết không thể giấu thêm, cô ấy lên tiếng thích: 'Mẹ anh ốm nặng, bà nằm viện mấy tháng nay. Em không thể phủ nhận bà là bà nội của con em, là người sinh ra chồng em. Bà không có ai nương tựa, em làm sao bỏ mặc được'.
Người vợ nhắc tới chính là mẹ đẻ tôi, cũng là người tôi hận suốt 27 năm nay. Khi tôi được 8 tuổi, bà bỏ bố con tôi đi theo người đàn ông khác. Suốt 20 năm, bà không 1 lần quay về quê thăm con. Mãi tới khi tôi lập gia đình, bà mới tìm tới xin tha thứ. Tất nhiên tôi không thể nào chấp nhận dù bà có giải thích, năn nỉ cỡ nào. Ngày ấy vợ cũng khuyên tôi nên tha thứ đón nhận lại bà mà tôi không chịu. Sau đấy em lại âm thầm liên lạc với mẹ. Biết tin bà ốm không người chăm sóc, em giấu chồng mang tiền trả viện phí, lo thuốc men cho bà.
Nghe những lời từ vợ, tôi như hóa đá. Cô ấy đã thuyết phục, động viên tôi rất nhiều để hàn gắn lại tình mẫu tử với mẹ. Thực sự đứng trước việc làm của vợ, tự nhiên tôi thấy mình thật nhỏ bé bởi vợ quá bao dung, rộng lượng. Hôm ấy, tôi phải chính thức nói lời xin lỗi em. Cũng nhờ có vợ làm cầu nối mà tôi mới có thể mở lòng đón nhận lại mẹ. Giờ mọi thứ đã vui vẻ trở lại, tôi thật sự phải cảm ơn vợ rất nhiều".
Phụ nữ thường là vậy, khi yêu luôn hết lòng và sẵn sàng hi sinh thầm lặng vì người đàn ông của mình. Anh chồng trong câu chuyện trên thật sự quá may mắn khi lấy được người phụ nữ yêu anh chân thành tới thế. Theo dõi hết câu chuyện, hầu hết mọi người đều chúc mừng anh cùng lời nhắn nhủ kèm theo rằng anh nhớ phải dùng cả đời để yêu thương và trân trọng lại cô ấy.
Theo Gia đình và Xã hội
Bẵng đi 3 năm sau, vào một ngày không báo trước, họ tình cờ đụng độ ở một địa điểm mà Khoa khó lòng ngờ tới được.
" alt=""/>Mỗi tháng đưa 20 triệu vợ vẫn cho ăn đạm bạc, lý do khiến chồng bất ngờ